Kishokai đang triển khai mở rộng dịch vụ y tế chăm sóc chu sinh chất lượng cao kiểu Nhật Bản ra nước ngoài, với mong muốn đóng góp cho phúc lợi xã hội của các quốc gia đó.
Việt Nam với tư cách là một đầu cầu,
Kishokai dự định mở rộng dịch vụ y tế chăm sóc chu sinh kiểu Nhật sang các quốc gia ASEAN, Mông Cổ, và sang cả Châu Phi.
Với tầm nhìn chiến lược: "Đóng góp cho sự phát triển của y học bằng các hoạt động học thuật", Kishokai hiện đang triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý y tế.
Đặc biệt, chúng tôi không ngừng nghiên cứu cách thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tốt hơn ở các quốc gia Đông Nam Á và Trung Á, dưới góc nhìn từ chính sách y tế của từng nước trước thực trạng mà mỗi quốc gia đang phải đối mặt, trên cơ sở hệ thống và chính sách chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em ở các nước đó .
Kishokai đang gửi nhân viên đến học Chương trình đào tạo Lãnh đạo trẻ (YLP) của Trường Đại học Nagoya, nhằm thực hành nghiên cứu và phân tích chính sách y tế, đặc biệt là về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em. Khóa YLP này có nhiều nhà lãnh đạo và nhà nghiên cứu y tế từ các cơ quan hành chính ở các quốc gia Đông Nam Á và Trung Á đến tham gia khóa học thạc sỹ trong một năm về nghiên cứu hệ thống y tế và chính sách của Nhật Bản, để từ đó học tập và áp dụng cho việc đổi mới chính sách chăm sóc sức khoẻ của chính đất nước họ.
Trước đây, Nhật Bản có tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ tử vong chu sinh cao, giống như Campuchia, Lào và các quốc gia khác hiện nay. Tuy nhiên, nhờ nhiều nỗ lực tập trung của chính sách quốc gia theo định hướng đẩy mạnh phát triển kỹ thuật y tế và nâng cao ý thức cho sản phụ bằng việc sử dụng phổ biến Sổ tay Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em, Nhật Bản đã thành công trong việc cải thiện nhanh chóng tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ tử vong chu sinh, đạt đến tiêu chuẩn cao nhất toàn cầu về tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ tử vong chu sinh thấp. Cùng với hoạt động nghiên cứu của mình, Kishokai vận dụng quy trình chung sẵn có của Nhật Bản, kết hợp với kinh nghiệm và kỹ năng mà chúng tôi trau dồi tích lỹ được qua nhiều năm, hợp tác với các bác sỹ và các nhà quản lý y tế các quốc gia, một mặt tổ chức nhiều hoạt động đào tạo nguồn nhân lực như cử nhân viên đi học và tiếp nhận tập huấn bác sĩ/ nữ hộ sinh, một mặt chủ động đưa ra các khuyến nghị về hoạch định chính sách và thiết kế hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em.